Chúa Giêsu thân mến,
Người ta chỉ trích con ":Ông ấy là Giám Mục, là Hồng Y, ông ấy viết thư đi lung tung đủ cả bốn phương tám hướng. Cho Mark Twain, cho Péguy, cho Castella, cho Pénélcpe, cho Dickens, cho Marlowe, cho Goldoni và cho bao nhiêu người nữa đố ai mà biết được. Thế mà ông ấy không dành lấy được một dòng chữ nào cho Đức Yêsu cả."
Chúa biết đó, đối với Chúa, con vẫn gắng chuyện trò liên tục. Thật khó mà diễn tả được bằng thư từ, vì đây là những chuyện riêng tư. Và lại, con quá nhỏ bé. Và lại, thật là cả một vấn đề khi viết cho Chúa, viết về Chúa, sau bao nhiêu là sách vở đã được dành cho Chúa. Vả lại, có sẵn Tin Mừng rồi. Như viên đạn vượt hẳn tốc độ mũi tên thời bán khai, Tin Mừng cũng vượt tất cả các sách vở khác.
Dẫu sao thì đây là thư của con. Con vừa viết vừa run trong điều kiện của một người câm điếc đáng thương đang cố diễn tả để được hiểu với tâm trạng của Yêrêmia đã từng ngại ngùng thốt lên :"Lạy Chúa, con chỉ là một đứa trẻ thơ, con không biết nói gì...".
Philatô khi đưa Chúa ra trước dân chúng có nói :"Đây là Người". Ông ta tưởng là mình biết rõ Chúa, nhưng ông ta lại chẳng biết mảy may gì về tấm lòng của Chúa, tấm lòng đã tỏ ra dịu hiền và nhân hậu, bao nhiêu lần và bao nhiêu cách...
Ngày nay, ai cũng đòi đối thoại. Con đã đếm kỹ các lần Chúa đối thoại trong Tin Mừng. Có tất cả 86 lần : 37 lần với các đồ đệ, 22 lần với dân chúng, 27 lần với kẻ chống đối...
Ngày mà Chúa công bố :"Phúc cho những kẻ nghèo khó, phúc cho những ai bị bách hại", con đã không có ở đó. Chứ nếu con mà đã ở bên cạnh Chúa thì hẳn là con đã nói nhỏ với Chúa rằng :"Chúa ơi, xin thương giùm con một chút mà đổi kiểu nói đó đi, nếu như Chúa muốn còn có người đi theo Chúa. Chúa không thấy là thiên hạ đều ham giàu có tiện nghi hay sao ? Caton đã hứa hẹn với binh lính của ông những trái vả ở Phi Châu, còn César thì hứa hẹn những của cải bên xứ Gaule, nên binh lính đã đi theo họ, tốt xấu gì cũng thế thôi. Còn Chúa, Chúa lại đi hứa hẹn sự nghèo khó và sự bách hại. Chúa muốn ai mà theo chúa bây giờ ?".
Người ta chỉ trích con ":Ông ấy là Giám Mục, là Hồng Y, ông ấy viết thư đi lung tung đủ cả bốn phương tám hướng. Cho Mark Twain, cho Péguy, cho Castella, cho Pénélcpe, cho Dickens, cho Marlowe, cho Goldoni và cho bao nhiêu người nữa đố ai mà biết được. Thế mà ông ấy không dành lấy được một dòng chữ nào cho Đức Yêsu cả."
Chúa biết đó, đối với Chúa, con vẫn gắng chuyện trò liên tục. Thật khó mà diễn tả được bằng thư từ, vì đây là những chuyện riêng tư. Và lại, con quá nhỏ bé. Và lại, thật là cả một vấn đề khi viết cho Chúa, viết về Chúa, sau bao nhiêu là sách vở đã được dành cho Chúa. Vả lại, có sẵn Tin Mừng rồi. Như viên đạn vượt hẳn tốc độ mũi tên thời bán khai, Tin Mừng cũng vượt tất cả các sách vở khác.
Dẫu sao thì đây là thư của con. Con vừa viết vừa run trong điều kiện của một người câm điếc đáng thương đang cố diễn tả để được hiểu với tâm trạng của Yêrêmia đã từng ngại ngùng thốt lên :"Lạy Chúa, con chỉ là một đứa trẻ thơ, con không biết nói gì...".
Philatô khi đưa Chúa ra trước dân chúng có nói :"Đây là Người". Ông ta tưởng là mình biết rõ Chúa, nhưng ông ta lại chẳng biết mảy may gì về tấm lòng của Chúa, tấm lòng đã tỏ ra dịu hiền và nhân hậu, bao nhiêu lần và bao nhiêu cách...
Ngày nay, ai cũng đòi đối thoại. Con đã đếm kỹ các lần Chúa đối thoại trong Tin Mừng. Có tất cả 86 lần : 37 lần với các đồ đệ, 22 lần với dân chúng, 27 lần với kẻ chống đối...
Ngày mà Chúa công bố :"Phúc cho những kẻ nghèo khó, phúc cho những ai bị bách hại", con đã không có ở đó. Chứ nếu con mà đã ở bên cạnh Chúa thì hẳn là con đã nói nhỏ với Chúa rằng :"Chúa ơi, xin thương giùm con một chút mà đổi kiểu nói đó đi, nếu như Chúa muốn còn có người đi theo Chúa. Chúa không thấy là thiên hạ đều ham giàu có tiện nghi hay sao ? Caton đã hứa hẹn với binh lính của ông những trái vả ở Phi Châu, còn César thì hứa hẹn những của cải bên xứ Gaule, nên binh lính đã đi theo họ, tốt xấu gì cũng thế thôi. Còn Chúa, Chúa lại đi hứa hẹn sự nghèo khó và sự bách hại. Chúa muốn ai mà theo chúa bây giờ ?".
*