Counter
Counter
Đức Giáo Hoàng: Năm Thánh tại VN là thời điểm của sự hòa giải

Trang tin Catholic News Asia số ra ngày 7/12 trích dẫn lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng nhắn gửi đến các linh mục Việt Nam nói rằng sự kiện đặc biệt Năm Thánh là cơ hội để các tín hữu Công giáo hòa giải với anh em đồng bào.

Đức Giáo Hoàng khuyến khích các linh mục thông qua 6 triệu giáo dân Công giáo tại Việt Nam đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong Giáo hội, nhằm xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng qua đường lối đối thoại, tôn trọng lẫn nhau, và hợp tác lành mạnh.

Bản tin điện tử UCANEWS.com, tức Liên hiệp Công giáo Châu Á, nói rằng thông điệp kêu gọi hòa giải của Đức Giáo Hoàng đưa ra nhân dịp này hầu hướng tới sự hàn gắn những vết thương giữa đồng bào Việt Nam và giữa những đồng đạo trong cộng đồng Công giáo gây ra từ những năm loạn lạc trước ngày thống nhất năm 1975 và trong những thập niên sau đó.

Vẫn theo trang UCANEWS, dưới chế độ cộng sản, nhiều tín đồ Công giáo bị sát hại, tù đày, bị phân biệt đối xử dựa trên lai lịch tôn giáo, và bị đẩy vào hoàn cảnh nghèo đói.

Nhà thờ, nhà nguyện, trường học và các tài sản khác của Giáo hội Công giáo bị chính quyền tịch thu. Những tài sản mà Giáo hội yêu cầu nhà nước trao trả lại gần đây như tại khu vực Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà lần lượt bị chính quyền biến thành công viên cây xanh.

Mới đây, Giáo hội tiếp tục đề nghị chính quyền hoàn trả phần đất của Giáo hoàng Học viện tại Đà Lạt mà nhà nước đang cho xây dựng Công viên Văn hóa và Đô thị.

Năm Thánh 2010 tại Việt Nam kéo dài từ ngày 24/11 năm nay đến ngày 2 tháng Giêng năm 2011 để đánh dấu 350 năm ngày Giáo hội Công giáo được thiết lập tại Việt Nam và 50 năm ngày thành lập hàng giáo phẩm Công giáo.

Counter
Counter
Ðề nghị đưa Việt Nam vào lại CPC

Đảng Dân chủ Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC).

Theo tin của hãng thông tấn Reuters, đề nghị này là một trong 4 đề nghị mà ông Nguyễn Xuân Ngãi, đại diện văn phòng hải ngoại của Đảng Dân chủ Việt Nam, đã nêu ra trong cuộc thảo luận hôm 29 tháng 10 với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Posner về những vụ vi phạm nhân quyền ngày càng tăng ở Việt Nam.

Ông Posner, viên chức đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã tiến hành cuộc thảo luận để chuẩn bị cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ sẽ diễn ra vào đầu tháng 11.

Ngoài đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách thường được gọi là CPC, ông Nguyễn Xuân Ngãi còn thúc giục Hoa Kỳ yêu cầu giới hữu trách Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, bao gồm hai nhân vật lãnh đạo của Đảng Dân chủ Việt Nam đang bị giam là Luật sư Lê Công Định và ông Nguyễn Tiến Trung.

Cuộc thảo luận diễn ra vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế.

Báo cáo này cho biết giới hữu trách Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo mặc dù tình hình tự do tôn giáo nói chung đã được cải thiện.

Counter
Counter
Thông điệp gửi người Phật tử nhân ngày lễ Vesakh

Vatican City (AsiaNews) - Một lời cám ơn gửi đến “các bạn Phật tử thân mến” vì những chứng ngôn đầy linh hứng về tinh thần vô trước và an nhiên”, cùng với lời mời gọi “chiến đấu” chống hình thức nghèo nàn “ngăn cản con người và gia đình sống xứng đáng với phẩm giá; một sự nghèo đói vi phạm công lý và bình đẳng, và như vậy, đe dọa sự chung sống hòa bình.” Đó là hai điểm căn bản trong bức thông điệp nhân ngày lễ Vesakh được công bố hôm qua của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo.

Vesakh là một ngày lễ Phật quan trọng nhất, để tưởng niệm sự đản sinh, thành đạo và tịch diệt của Đức Thích ca, ba biến cố này đều xảy ra trong tháng Vesakh. Năm nay, lễ này nhằm vào ngày 8 tháng 4 tại Nhật bản và Đài loan, vào ngày 2 tháng 5 tại Hàn quốc, và ngày 8 tháng 5 tại các quốc gia khác có truyền thống Phật giáo.

Bằng những từ ngữ giản dị và thân mật, bức thông điệp bày tỏ sự gần gũi của người Công giáo với các cộng đồng Phật tử. Bức thông điệp viết: “Trung thành với các truyền thống tinh thần của mình, chúng ta cùng nhau không chỉ có khả năng đóng góp vào phúc lợi của những cộng đồng riêng của chúng ta, mà còn cho cả cộng đồng nhân loại trên toàn thế giới.”

Nhắc lại những lời Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI về tinh thần khó nghèo “được chọn lựa” và sự nghèo khó “phải chống trả” (thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2009, bài giảng Thánh lễ ngày 1 tháng giêng), Hội đồng Giáo hoàng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc “các vị tu sĩ nam nữ và nhiều giáo chúng sùng đạo đã “chọn lựa” nếp sống khó nghèo từng nuôi dưỡng trái tim con người về phương diện tinh thần, làm phong phú đời sống với tuệ giác sâu xa hơn về ý nghĩa cuộc nhân sinh.”

Đồng thời, bản thông điệp cũng minh thị rằng “đối với tín đồ Kitô giáo, chọn lựa nếp sống khó nghèo cho phép người ta đi theo bước chân Chúa Giêsu. Làm như thế, người Kitô hữu bỏ mình để nhận được ơn Chúa Kitô, Đấng vốn giầu sang phú quý nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì chúng ta để lấy cái nghèo của ngài mà làm cho chúng ta trở nên giàu có (xem 2 Corintô 8:9 ).” Thông điệp cũng nhắc đến “nạn nghèo đói cần phải chống trả: đó là sự nghèo nàn về tình thương, luân lý và tinh thần”, những người sống trong các xã hội giầu có bị đặt ra ngoài lề, và “nhiều hình thức chán chường mệt mỏi, bất chấp cảnh thịnh đạt về kinh tế”, và kêu mời các cộng đồng Phật giáo “đề cao thiện chí của toàn thể cộng đồng nhân loại.”

Counter
Counter
Đài Vatican nói 'Việt Nam thất hứa'

Trang web của đài phát thanh Vatican bản tiếng Anh lên tiếng về vụ chính quyền Hà Nội cho xây công viên trên đất tranh chấp.

Bài viết được đặt tiêu đề "Chính quyền Hà Nội thất hứa với tín đồ Công giáo".

Bài viết nói khu đất này là trung tâm của một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài tám tháng giữa giáo dân Hà Nội, mà theo tác giả, là chủ nhân ban đầu của khu đất, với chính quyền Hà Nội.

Công tác san ủi dọn hiện trường bất ngờ được tiến hành từ sáng ngày 19 tháng Chín tại khu đất ở số 40-42 phố Nhà Chung.

Tòa Tổng giám mục Hà Nội trong một thời gian dài đã yêu cầu xin lại tòa nhà từng được dùng làm văn phòng của đại diện tòa thánh Vatican.

Câu trả lời chính thức được đưa ra vào ngày 18/9, khi Ủy Ban Nhân Dân quận Hoàn Kiếm công bố quy hoạch dự án xây dựng công viên cây xanh tại phần đất tranh chấp này.

Bài viết ngắn của Đài phát thanh Vatican về vụ này được đăng trên trang tiếng Anh, tuy nhiên, trang web tiếng Việt chưa thấy đăng tin bài gì về vụ xây công viên trên khu đất tranh chấp.

Chương trình tiếng Việt của Radio Vatican ra đời từ năm 1979 và tự coi vai trò của họ "trước tiên là cộng đồng công giáo tại Việt Nam, và đài Vatican, tự bản chất, được coi là mối dây nói liền Đức Giáo Hoàng, Tòa Thánh với các giáo hội địa phương."

Nội dung các chương trình của đài chủ yếu nhắm vào giới thính giả công giáo.

Counter
Counter
Giám Mục Anh Giáo: Tôi muốn trở lại Công Giáo – Anh Giáo hết thời rồi

Tờ Telegraph trong số ra ngày 24/10/2009 cho biết Đức Cha John Hind, Giám Mục Chisester, Anh quốc đã công bố quyết định trở lại Công Giáo trong một chuyển biến được đánh giá là sẽ tạo ra một làn sóng tan rã của Anh Giáo tại ngay trên đất Anh.

Đức Cha John Hind nói với tờ Telegraph là ngài sẽ rất vui mừng nếu như Tòa Thánh Vatican đồng ý cho ngài trở thành linh mục Công Giáo và ngài giải thích lý do không muốn ở lại trong Anh Giáo là vì những chia rẽ trầm trọng trong Giáo Hội này.

Đức Cha John Hind được coi là một trong những nhân vật cao cấp của Anh Giáo đưa ra lời bình luận theo sau lời công bố của Tòa Thánh về một tông hiến mới liên quan đến việc đón nhận anh chị em Anh Giáo muốn hiệp nhất hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo.

Đức Cha John Hind nói thêm rằng ngài sẵn sàng hy sinh chức vụ, lương bổng, và ngôi biệt thự dành cho Giám Mục để được làm người Công Giáo.

Trong một chuyển biến khác làm lung lay thêm hy vọng của Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Canterbury, Dr. Rowan Williams, muốn giữ cho Liên Hiệp Anh Giáo đừng tan rã, Giám Mục John Broadhurst của giáo phận Fullham tuyên bố “Anh Giáo hết thời rồi”.

Năm ngoái tờ Telegraph tường thuật là một số giáo sĩ cao cấp Anh Giáo tại Anh đã có những tiếp xúc với Tòa Thánh về triển vọng hiệp nhất. Tòa Canterbury đã bác bỏ nguồn tin này thẳng thừng.

Trong khi đó, hàng trăm giáo sĩ Anh Giáo trong nhóm Forward in Faith đã gặp gỡ tại Westminster và nhận định rằng tông hiến sắp tới của Tòa Thánh là lối thoát duy nhất dành cho họ.

Counter